Featured Post

[Đánh Giá] Inmotion Hosting: Dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc

Mình đã sử dụng Inmotion Hosting vài năm nay. Từ ngày đầu tiên, mình đã rất ấn tượng với những tính năng như FREE SSD, Unlimited Website, Un...

Phó giám đốc Sở GD – ĐT TP. Hồ Chí Minh chuyên trách về Hệ giáo dục Đại học tại thành phố đã lên tiếng việc triển khai Tiếq Việt của PGS.TS Bùi Hiền vào Đại học

Mới đây, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD – ĐT TP. Hồ Chí Minh chuyên trách về Hệ giáo dục Đại học tại thành phố đã lên tiếng về vấn đề cải cách tiếng Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.

Ông cho biết TP.HCM đặc biệt quan tâm đến đề xuất của PGS và rất sẵn lòng thí điểm vào giảng dạy tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh chia sẻ rằng TP.HCM là thành phố phát triển với số lượng người nước ngoài cư trú, làm việc và học tập nhiều nhất cả nước. Rất nhiều người trong số đó mong muốn được học Tiếng Việt để giúp ích cho việc sinh sống và làm việc tại Việt Nam một cách thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, với cấu trúc ngữ pháp cũng như cách phát âm phức tạp của bộ chữ hiện tại thì khá khó khăn để người nước ngoài có thể học tập.

Sau khi xem xét và tìm hiểu toàn bộ nghiên cứu và đề xuất cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng đây là một nghiên cứu cực kỳ có giá trị trong việc thay đổi hầu hết những rắc rối mà bộ chữ hiện tại đang gặp phải như trùng âm, trùng nghĩa… Nếu có thể áp dụng bộ chữ mới của PGS.TS Bùi Hiền thì việc phổ cập Tiếng Việt đến mọi người sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Do đó ông Phạm Ngọc Thanh đã đề nghị Sở GDĐT TP.HCM cho phép triển khai đưa nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền áp dụng thí điểm giảng dạy ở các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Ông Phạm Ngọc Thanh cũng cho biết thêm, ngoài đảm đương chức vụ Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM, ông còn là cổ đông lớn có quyền quyết định về chuyên môn tại Đại học HUTECH. Nên trước mắt, ông Thanh đã cho các Giảng viên chuyên môn của HUTECH tập trung nghiên cứu về đề xuất này, để có thể triển khai ngay vào giảng dạy tại ĐH HUTECH trong năm 2018.

'Những người NÉM ĐÁ Tiếq Việt là đám VÔ VĂN HÓA, ích kỷ, ĐẠO ĐỨC GIẢ, chỉ như ếch ngồi đáy giếng...'

Tin chắc rất nhiều trong số các bạn xỉ vả PGS Bùi Hiền chưa từng vô link một bài báo nào đọc cho trọn vẹn để hiểu một chút về vấn đề này cả !!! Chửi như lên đồng như vậy không khiến các bạn trở nên có ích hay có học hay ít nhất là có đạo đức đâu. Mà chỉ như một lũ trẻ trâu bầy đàn, thích nhạo báng người khác để tỏ ra là mình hiểu biết. Tiếc rằng chỉ nhao nhao phản ứng như ếch ngồi đáy giếng
Nhiều người thậm chí bỏ công "chế" những bức ảnh xúc phạm vị giáo sư.
Rất nhiều người nổi tiếng như TS Đoàn Hương, nhà báo Lại Văn Sâm, giáo sư Dương Trung Quốc,... và nhiều người trí thức đã lên tiếng để phản đối hành động không đẹp này của cộng đồng.
Mình đăng lại bài của bác sĩ Thương này cho bạn nào chưa đọc có thêm cái nhìn khác về vấn đề này!

Hãy dùng não, bớt trào lưu! Vậy nha!
Lôi cả lý lịch của giáo sư ra để sỉ vả - Liệu có phải là vô văn hóa ?!?

Chế ảnh bia mộ của giáo sư - Như thế có phải là bọn bất nhân ?!?

"Khi báo tuoitre.vn phỏng vấn PGS. Bùi Hiền - tác giả đang nghiên cứu cải cách chữ viết tiếng Việt,
Ông nói rằng: đây là công trình nghiên cứu của riêng ông, không lấy ngân sách nhà nước, đang nghiên cứu dang dỡ, chưa có kết luận. ông không bắt buộc ai phải áp dụng. ông nghiên cứu vì ông yêu thích, muốn cải tiến để dễ hiểu, dễ đọc và tiết kiệm 1/10 trang viết. ông có đủ tuổi (83) nên không còn xốc nổi, ông có đủ học vị (tiến sĩ) và chức vị (phó hiệu trưởng ĐH) nên nghiên cứu vì đam mê chứ không vì lên chức. ông biết nhiều người xúc phạm nặng nề nhưng ông không quan tâm vì ông chỉ quan tâm phản biện của những nhà chuyên môn ngôn ngữ, chứ ông không còn thời gian để mà chú ý thị phi.

Còn cộng đồng mạng chúng ta thì lồng lộn lên, nhảy vào chê bai, đánh hội đồng một ông già 83 tuổi, cho rằng ông:
+ có nét mặt giống Tàu (chúng ta quá mù quáng, giận cá chém thớt, chúng ta "tào lao" thì có)
+ lẩm cẩm: tuổi 83 mà còn đam mê nghiên cứu mới là đáng khâm phục, đáng kính. Nếu ông lười biếng, buông xuôi như chúng ta thì ông đi ra công viên ngắm chim cho khỏe
+ điên: chúng ta luôn ca ngợi ngoại bang luôn có ý tưởng mới, nhưng ban đầu chính họ cũng xuất phát từ những ý tưởng được cho là điên, ví dụ nhà bác học Thomas Edison nhảy vô ổ gà để xem sao gà mẹ ấp nở ra gà con, hoặc ông ăn cắp các tấm kính (gương) để xung quanh cây đèn nhằm phản chiếu ánh sáng giúp mẹ ông được mổ ruột thừa. Chúng ta điên hay ông PGS điên?
+ nhiều người dẫn dụ tên mình đọc khác đi, ví dụ: Trâm thành Câm, Trặc thành Cặk, nhưng quý vị nên nhớ rằng nếu có áp dụng thì lúc đó chữ Câm hay Cặk đâu có nghĩa xấu như bây giờ.
Tóm lại:
1. Chúng ta quá trào lưu khi nhào vô sỉ nhục một ông già 83 tuổi, mà về mặt đạo đức đáng tuổi cha, chú, ông chúng ta. Chưa kể nếu ông ấy không vượt qua cú sốc mà bị đột quỵ hay tai biến thì chúng ta thành những kẻ giết người đội lốt phản biện dân chủ.
2. Sao chúng ta không giỏi nhào vô phản biện những công trình rút ruột ngân sách nhà nước, công trình nghiệm thu nghìn tỷ, mà đi chĩa vào công trình nghiên cứu của riêng nhà khoa học tự bỏ tiền ra và không có tính ràng buộc pháp lý phải áp dụng?
3. Chúng ta quá ích kỷ: chỉ vì tên mình bị viết khác chút đi, nhìn lạ chút đi nên chống đối dè bĩu. Giống như vì chút vỉa hè hay mái che vỉa hè kinh doanh trái phép mà chúng ta phản đối, đến nỗi ông chủ tich UBND TP phải xem lại quyết định dẹp vỉa hè và hình ảnh lớp nhớp lại trở về như cũ.
4. Chúng ta quá đạo đức giả: luôn hô hào dân chủ, ủng hộ cái mới, hô hào tự do cá nhân, nhưng khi một ông già mới nghiên cứu của riêng ông thì nhảy vô xâm phạm sự riêng tư của ổng"

TS Đoàn Hương: "Không thể để 1 đám quần chúng không hiểu gì vào ném đá Tiếq Việt"
Dân mạng bức xúc với phát biểu sốc của Tiến sĩ Đoàn Hương về đề xuất sửa đổi chữ viết: “Đây là công trình khoa học. Phải có những nhà khoa học định đoạt, chứ không thể nào để một đám quần chúng không hiểu gì cả ào ào vào ném đá“.
Bà diện lớn tuổi, thế hệ cũ, tư duy có thể không chạm, khó tiếp cận văn hoá mạng. Nên phát biểu của bà, tôi nghĩ, có lẽ nó hồn nhiên theo lối nghĩ của một trí thức già (giống kiểu “đồng chí Gu – Gồ thuộc chi bộ nào?” mà dân tình hay nhạo báng)…
Bà thuộc “giống loài” (nhại câu nói về “giống” đàn bà, của chính bà) khá xa lạ với facebook. Sự ngô nghê trước facebook của tiến sĩ khoa học Đoàn Hương vì thế, đáng cười thương chứ không đáng chửi.
Dù sao, bà cũng là một nhân cách đáng trọng vọng”…
Nhưng hôm nay, khi nghe câu “đám quần chúng” từ miệng bà, tôi thấy cái sự “trọng vọng” dành cho bà, bỗng chốc tiêu tan hết.
"Xã hội phát triển, nhờ những ý tưởng mới và táo bạo. Nếu chỉ thích đi theo những ý tưởng cũ, xã hội không thể đi lên"- Lời bà Hương.
Dù thực tâm, không hề muốn nghe/đọc những lời ném chửi tiếp tục nhắm vào bà. Nhưng lạ, rất lạ. Những thứ tưởng như một, trong bà lại mâu thuẫn, chông chênh quá, thậm chí chà đạp lên nhau, mắng chửi nhau.
Là tiến sĩ Khoa học Khoa Ngữ văn mà lại dùng từ đám quần chúng trên sóng VTV, bà Đoàn Hương bị chỉ trích thậm tệ.



Nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng về đổi ‘Giáo dục’ thành ‘Záo Zụk’
Trước đó, ý tưởng cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông) đang được dư luận chú ý đặc biệt và gây ra những phản ứng trái chiều.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc :“Tôi cũng được biết tới đề xuất này qua báo giới. Thật ra, ở góc độ khoa học, đề xuất này là hoàn toàn bình thường” – nhà sử học Dương Trung Quốc nói – “Thậm chí, xét về mục đích, nó có thể mang lại những yếu tố tích cực nhất định trong việc hoàn thiện các quy tắc ngữ âm tiếng Việt.”. “Tuy nhiên, ngôn ngữ và chữ viết không chỉ là một vấn đề khoa học thuần túy mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sử dụng của xã hội. Việc thay đổi chữ viết là vấn đề rất lớn và sẽ đòi hỏi tính hệ thống rất cao khi thực hiện” – ông nói thêm. Do vậy, thẳng thắn, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền là không khả thi: “Nếu được áp dụng, việc này sẽ gây đảo lộn rất lớn trong xã hội”

Ví dụ về chữ cái được cải cách theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền. Theo lời Đại biểu Quốc hội này, trong quá khứ, vấn đề cải cách, thay đổi kí tự khi viết cũng đã bước đầu được thử nghiệm một số lần nhưng đều không thành công. “Tôi có thể ví dụ về trường hợp Hồ Chủ tịch, với tác phẩm Đường kách mệnh. Thật ra, ở thời điểm ấy, các quy tắc viết Tiếng Việt còn đang ở giai đoạn hoàn thiện. Là người sống nhiều năm ở Phương Tây, Bác Hồ sử dụng kí tự “k” (kách) theo hệ thống phiên âm quốc tế. Tuy nhiên, thực tế là sau này cách viết như vậy cũng không được sử dụng tiếp.” Cho rằng việc cải tiến chữ viết là chưa cần thiết, tuy nhiên ông Dương Trung Quốc cũng tỏ ra không tán thành với việc dư luận đang “ném đá” PGS.TS Bùi Hiển. Theo ông Dương Trung Quốc, việc dư luận “ném đá” PGS.TS Bùi Hiền là không nên “Đây chỉ là một ý tưởng. Và trong khoa học, những ý tưởng, đề xuất mới luôn rất cần thiết” – ông nói. “Vậy nhưng, từ một ý tưởng, dư luận lại thổi phồng câu chuyện lên quá mức, thậm chí là có những phản ứng hơi thái quá.”

Nguồn : vietfact.info

0 nhận xét:

Đăng nhận xét